Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

“CHỦ NGHĨA TƯ BẢN KHÔNG CÓ TƯƠNG LAI”- TUYÊN BỐ CỦA CHDCND TRIỀU TIÊN

Chủ nghĩa tư bản không có tương lai” – CHDCND Triều Tiên tuyên bố. “Đây chỉ còn là vấn đề thời gian để chủ nghĩa tư bản biến mất khỏi mặt đất”. 
Trong một diễn giải đặc biệt lạc quan về xu hướng phát triển của hệ thống quốc tế đương đại  30 năm gần đây trên các phương diện tư tưởng, kinh tế, Thông tấn xã Trung ương Bắc Triều Tiên phân tích rằng, thế giới bên ngoài nước Bắc Triều Tiên, thậm chí ở cả các quốc gia biệt lập nhất, đều có xu hướng đi theo chủ nghĩa Mác, nhưng tiếp cận nó trên những góc độ mới.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

BẮC TRIỀU TIÊN LIỆU CÓ MỞ CỬA KINH TẾ?



Lee Jong-Wha[1]
Hệ thống Bắc Triều Tiên hoạt động kém hiệu quả. Đất nước này đang phải đối mặt với những thiếu thốn năng lượng nghiêm trọng và một nền kinh tế trì trệ từ năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người của Bắc Triều Tiên ước tính vào khoảng 1.800 USD/năm, bằng 5% thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc. Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm đã khiến 24 triệu người bị thiếu đói; 25/1.000 trẻ sơ sinh tử vong (ở Hàn Quốc tỷ lệ này là 4/1.000). Để tồn tại, nền kinh tế khép kín nhất thế giới buộc phải mở cửa.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

TẠI SAO TRUNG QUỐC LẠI NUÔNG CHIỀU BẮC HÀN?



Jonathan D. Pollack[1]
Một tháng sau khi diễn ra việc tử hình Jang Song- thaek – nhân vật được biết đến với vai trò người lãnh đạo thứ hai của Bắc Triều Tiên tính theo tầm ảnh hưởng chính trị, Trung Quốc vẫn lúng túng trong quan hệ với người láng giềng “ẩn dật” đầy khiêu khích. Đây không phải là chuyện mới mẻ, mặc dù không bao giờ Bắc Kinh muốn thừa nhận điều đó. Từ lâu, Trung Quốc đã thất bại trong chính sách đối với Bắc Triều Tiên. Cho đến nay, phản ứng chính thức của Trung Quốc về cuộc đấu đá quyền lực của Bắc Triều Tiên được giới hạn chủ yếu ở những lời kêu gọi ổn định nội bộ mang tính công thức và khuôn mẫu. Trên thực tế, việc ông Jang Song- thaek bị thanh trừng đã gây ra sự quan ngại sâu sắc cho các nhà hoạch định chính sách cấp cao Trung Quốc, những người một lần nữa thấy mình đứng ngoài sự kiện.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

“VƯƠNG TRIỀU” TRUNG QUỐC KHÔNG BÌNH YÊN



Bùi Mẫn Hân[1] (Mai Hoa dịch)
Đôi khi những cuốn sách mà các nhà lãnh đạo cấp cao của quốc gia đọc có thể tiết lộ khá nhiều điều thú vị về những gì họ đang tư duy. Gần đây, một trong những cuốn sách mà một Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (một nhân vật được Đảng Cộng sản Trung Quốc lựa chọn để chuyển giao quyền lực tại Đại hội XVIII, 8-2012) nghiền ngẫm có thể là một bất ngờ lớn - cuốn Chế độ cũ và cách mạng (tác giả: Alexis de Tocqueville). Nhà lãnh đạo này không chỉ nghiên cứu dự báo của Alexis de Tocqueville về những yếu tố xã hội vào đêm trước của cách mạng Pháp, mà còn chỉ dụ cho những đồng sự cùng đọc. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao người lãnh đạo tương lai của đất nước Trung Quốc lại quan tâm đến những phân tích của một nhà kinh điển nước ngoài về cuộc cách mạng xã hội?

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

TRI GIÁC LỊCH SỬ VÀ SỰ QUÊN LÃNG



Nguyễn Thị Mai Hoa (dịch)
Con người có sẵn trong mình thói quen là quên đi một số sự kiện và thổi phồng mức độ của những sự kiện khác (thêm, bớt chúng). Không phải ngẫu nhiên, những nhà nghiên cứu tri giác xã hội và nhận thức lịch sử cho rằng, trong các nghiên cứu đặc thù về hình dung quá khứ của những xã hội và những nền văn hóa khác nhau, cần tính đến tại sao và cái gì con người lãng quên? Nguyên nhân để các quần hệ này, hay quần hệ khác xoá khỏi tri giác tập thể những sự vật, sự kiện riêng biệt cho phép chúng ta hiểu được bằng cách nào các quần hệ này tư duy và xếp đặt vị trí của mình trong lịch sử. Sự lãng quên một số khía cạnh của quá khứ diễn ra theo nhiều nguyên nhân khác nhau.