Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

CHIẾN TRANH VIỆT NAM KẾT THÚC 30 NĂM TRƯỚC


GABRIEL KOLKO (Mai Hoa dịch)
Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc vào 30 năm trước bằng một chiến thắng hoàn toàn thuộc về những người Cộng sản.  Đây là cuộc chiến có sự tham gia của hơn nửa triệu binh lính Mỹ cùng các lực lượng quân sự Úc, Nam Hàn và một số nước khác.Đây cũng là cuộc chiến tranh  kéo dài nhất, hao người, tốn của và gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Nếu xét theo các tiêu chí quân sự thông thường, thì lẽ ra người giành chiến thắng phải là nước Mỹ - một quốc gia đã đổ vào cuộc chiến 15 triệu tấn vũ khí (tương đương với lượng vũ khí đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 2).

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

LUẬN BÀN VỀ TÍNH KHÁCH QUAN VÀ CHÂN THỰC CỦA TRI THỨC LỊCH SỬ


Thành phần của tri giác lịch sử phụ thuộc phần lớn vào giác độ khách quan và lý tính: Quần hệ xã hội vô thức hoặc có ý thức hướng về quá khứ với tư cách là nguồn gốc của thông tin. Nhận thức mang tính phổ thông lĩnh hội quá khứ một cách cảm tính, tìm kiếm ở đó sự khẳng định những mong đợi, những quan điểm của mình, nhẹ nhàng xoá bỏ ranh giới giữa những hình ảnh chân thực và những hình ảnh tưởng tượng của sự kiện. Về mặt xã hội hay văn hóa, tri giác chỉ ra sự gắn bó liên tục giữa các thế hệ, đưa ra những ví dụ về kinh nghiệm – những kinh nghiệm có thể được sử dụng ở hiện tại.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

LỊCH SỬ LÀ GÌ?



 Nguyễn Thị Mai Hoa (dịch)
Các khái niệm và những vấn đề lịch sử
Trong hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ “lịch sử” có hai nghĩa chính: Thứ nhất, dùng để chỉ quá khứ của con người; thứ hai, dùng để chỉ thể loại văn trần thuật và trong không ít trường hợp để chỉ câu chuyện kể về những sự kiện hoang đường nào đó. Ở nghĩa thứ nhất, “lịch sử” được hiểu là quá khứ trong nghĩa rộng nhất của từ này - toàn bộ những hoạt động của loài người. Ngoài ra, khái niệm “lịch sử” còn nhằm nói đến những tri thức, những hiểu biết về quá khứ  và có nghĩa là toàn bộ những hình dung, những ý niệm mang tính xã hội về thời gian đã qua. Trong trường hợp này, đồng nghĩa với từ “lịch sử” có thể đưa ra các khái niệm “ký ức lịch sử”, “nhận thức lịch sử”, “tri thức lịch sử” và “khoa học lịch sử”.